Bánh phồng tôm Sa Đéc – mùi tôm tạo nên sự khác biệt

Dù bây giờ có rất nhiều loại bánh tráng miệng, snack đa dạng theo kiểu phương Tây nhưng bánh phồng tôm giản dị vẫn luôn được mọi người lựa chọn trong mỗi dịp ăn chơi hay tiệc tùng.

Tính ra, bánh phồng tôm có thể coi là một món ăn tráng miệng thuần Việt Nam xuất hiện sớm nhất trong lịch sử. Từ thời chưa có món gỏi, món chả giò, súp, v.v chiếc bánh trắng trắng to tròn đã nằm trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt. Nó gắn liền với những buổi tiệc quan trọng, gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thậm chí trên bàn nhậu cũng không thể vắng mặt và quen thuộc với thực khách khắp mọi miền. Phổ biến là thế nhưng ít ai biết bánh phồng tôm là đặc sản của Nam Bộ. Bởi vùng đất này xưa nay nổi tiếng về các loại khô hải sản và mắm, sản vật nông nghiệp không trù phú bằng vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bánh phồng tôm ngon nhất là ở xứ Đồng Tháp. Như vậy bên cạnh nem Lai Vung, bánh phồng tôm chính đích thị là đặc sản thứ hai ở đây. Bánh không có nhiều đặc biệt mùi vị, hình dáng khi quan sát thường chỉ đến khi chế biến mới thấy rõ sự hấp dẫn. Bởi kết quả của quy trình làm bánh phồng tôm là những lát bánh tròn mỏng khô cứng. Tuy nhiên, nếu hiểu công thức làm sẽ thấy chúng khá kỳ công, tỉ mỉ. Bột năng là nguyên liệu chính, nhưng cũng có thể thay bằng bột củ khoai mì có trộn một ít bột nở hoặc bột năng và khoai tây cho công thức bánh chay. Trộn chúng vớt thịt tôm tươi đã xay nhuyễn cùng xíu hạt tiêu giã nhỏ, nếu thích vị hải sản khác chỉ cần thay thịt tôm bằng thịt cua, cá, mực. Quá trình trộn nguyên liệu phải đều tay để bột và thịt quyết vào nhau, sau đó nhồi vào chiếc túi vải sạch dạng hình ống. Công đoạn này tương tự như nhồi lòng lợn của người Bắc. Nhồi xong đem túi vải hấp nóng cho chín, tiếp tục cắt bánh thành những lát tròn độ dày khoảng 0.5 -1 cm rồi phơi khô. Bánh khô đóng gói vào bịch kín xuất ra thị trường.

Bánh phồng tôm luôn gây sự tò mò hấp dẫn cho người chế biến. Bởi họ phải trải qua công đoạn rình bánh nở, nhanh tay lật bánh rồi rình vớt bánh rồi. Qúa trình diễn ra rất nhanh không quá 1 phút, không nhanh bánh sẽ mất ngon. Kinh nghiệm chiên bánh phồng tôm là phải đổ dầu ngập bánh cho dầu thật nóng sau đó hạ lửa vừa phải. Thả bánh từ từ vào chảo dầu, mép bánh phồng lên phải lật ngay mặt dùng hai đầu đũa ấn xuống cho bánh chìm trong dầu. Dầu nóng đến đâu bánh sẽ từ từ nở lên đến đó, đến khi nở hết bánh to gấp 3-4 lần hình dáng ban đầu có màu hơi vàng. Vớt bánh để trên giá có lót giấy thấm dầu và thưởng thức. Món này dùng nóng hay nguội đều được, rất dễ ăn và dễ nghiện. Vì ngoài mùi vị hấp dẫn, bánh còn có độ giòn tan đặc biệt, vừa cắn một miếng đã cảm nhận độ giòn rồi từ từ tan trong miệng. Đó là chưa kể lúc bánh được ăn kèm với các loại gỏi, giòn tan của bánh kết hợp với giòn sật của gỏi giúp cho món ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Ngoài ra, bên cạnh ăn bánh phồng tôm bằng cách chiên, nướng. Chúng ta còn có thể nấu bánh phồng tôm ăn cùng với nước lèo.

Đúng là bây giờ có vô vàn loại bánh ngọt ngon, bánh snack hấp dẫn nhưng chẳng thể nào sánh bằng chiếc bánh phồng tôm vàng rộm, giòn tan mà mẹ ta vẫn chiên ngày nào. Qúa hấp dẫn, dễ chế biến. Đặc biệt là phù hợp với mọi lứa tuổi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *