HƯƠNG VỊ NGÀY RẰM

Ngày nay, ẩm thực chay không còn quá xa lạ với người dân nông thôn nói chung cũng như người dân thành thị nói riêng. Cứ đến rằm chẳng biết là rằm lớn hay nhỏ mà tôi vẫn nhớ ông tôi bảo mẹ tôi rằng: “Bây ra chợ mua cho tao hủ chao hay nước tương nghen bây”. Có khi chúng tôi – đám con nít nhà quê lại được 1 dịp xơi một bữa chè xôi ngon thỏa thích nữa đấy. Ấy mà ăn ngon đó chứ chẳng đứa nào nhớ được ngày nào là rằm ấy, cứ thấy bà và mẹ loay hoay làm thì hỏi ra mới biết. Còn với người thành thị – họ quen với cuộc sống tấp nập, với bao bộn bề cuộc sống “cơm áo gạo tiền” thì đôi khi họ cũng xao lãng việc này.

Nhưng nếu rằm mà chúng ta được một lần đặt chân đến vùng đất Sen Hồng du khách ơi hãy một dịp ghé qua xứ sở của ngàn hoa –Sa Đéc. Nơi đây không chỉ đẹp muôn màu bởi sắc đỏ hoa hồng, sắc vàng của cúc mâm xôi,… mà còn nổi danh với ẩm thực. Ngoài bánh dân gian với gần 30 loại bánh mặn ngọt của Khu ẩm thực Làng bột Sa Đéc, thì ẩm thực chay cũng rất được người dân tứ xứ tìm đến.

Một món ăn ngon không chỉ ngon ở cái vị của nó mà gần 90% quyết định món ăn bởi nước chấm. Chính vì vậy mà nước tương chùa Phước Huệ là một loại nước chấm làm nao lòng những du khách muốn mang tí hương vị về nhà khi đến vùng đất du lịch. Được biết thương hiệu nước tương chùa Phước Huệ đã có hơn 70 năm tuổi.

Đa phần ngày nay, nước tương được làm theo dây chuyền sản xuất máy móc, chắc còn ai nhớ về những hình ảnh làm nước tương thủ công nơi đây. Đến với những sản phẩm chùa Phước Huệ, bạn hoàn toàn an tâm về chất lượng của những sản phẩm này mang lại, bởi nó được tạo ra từng đôi bàn tay khéo léo của các sư cô và được chắt lọc từ những nguyên liệu sạch và ngon nhất.

SC.Thích nữ Huệ Định, người có mấy chục năm gắn bó với việc làm nước tương ở đây cho biết, ban đầu việc làm nước tương chỉ là phục vụ nhu cầu ăn uống của các sư cô, Phật tử. Về sau, Phật tử thấy ngon nên đến viếng chùa rồi hỏi mua, số lượng sản xuất cũng ngày càng nhiều. Quy trình chế biến ra loại nước tương này vô cùng công phu, không hề đơn giản. Tất cả các công đoạn chế biến đều được các sư cô ở đây làm thủ công theo quy trình truyền thống có từ hàng trăm năm qua. Nguyên liệu chính làm ra loại nước chấm này chính là đậu nành.

Ngoài nước tương, ngày rằm còn có những món ăn chay, món bánh ngọt, món chè với thực đơn vô cùng phong phú. Nếu ngày rằm chúng ta đi lễ chùa, thì tại sao chúng ta không thử một lần cùng người thân quay quầng thưởng thức buffet bánh ngọt. Hãy đến với Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc để cùng nhau thưởng thức các món bánh chay và có những bức ảnh thật dân dã đậm chất miền Tây sông nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *